Tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc: Văn Quán phát triển sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay, xã Văn Quán (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) có 2 sản phẩm OCOP được đánh giá phân hạng, chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Điều này không chỉ khẳng định thương hiệu, chất lượng của sản phẩm mà còn tạo sức bật mới cho nông sản địa phương, thúc đẩy phát triển KT – XH trên địa bàn.

Chi tiết

Vĩnh Phúc: Phát huy lợi thế các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP

Bên cạnh việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm tới việc phát triển các cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nhằm mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm. Tuy vậy, hoạt động của các điểm giới thiệu sản phẩm này vẫn còn nhiều khó khăn, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế.

Chi tiết

Vĩnh Phúc: Đánh thức tiềm năng các sản phẩm OCOP ở khu vực miền núi

Khu vực miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc với nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, kết tinh giá trị văn hóa, chính là tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, để các sản phẩm thực sự phát huy hết thế mạnh và trở thành động lực để phát triển kinh tế – xã hội, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân địa phương, tạo ra sản phẩm đặc trưng cho ngành du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống vẫn đang là bài toán khó.

Chi tiết

Vĩnh Phúc: Phát triển sản phẩm OCOP ở các xã miền núi

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) ở các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo động lực và phát huy lợi thế, tiềm năng đất đai, đa dạng các ngành nghề kinh doanh dịch vụ, thay đổi tư duy sản xuất của người dân tại các địa phương còn khó khăn.

Chi tiết

Vĩnh Phúc: Tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Sau hơn 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang tạo luồng gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần khơi dậy tiềm năng, khẳng định thương hiệu cho nông sản địa phương. Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng bộc lộ một số hạn chế, nhất là khó khăn trong khâu tiêu thụ cũng như xây dựng thương hiệu. Thực tế trên đòi hỏi các cấp, các ngành cần phải có những giải pháp căn cơ, lâu dài để gỡ khó đầu ra cho sản phẩm OCOP, đưa chương trình đi vào chiều sâu, gia tăng giá trị lớn, có sức cạnh tranh cao.

Chi tiết

“Nữ hoàng trà” Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Không phải ngẫu nhiên mà trà hoa vàng Tam Đảo được điểm tên và được đặt ở các khu nghỉ dưỡng, khách sạn nổi tiếng hay các gia đình giới thượng lưu ở một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Australia, Bỉ… Câu chuyện về loài hoa được mệnh danh là “Nữ hoàng trà” này còn ẩn chứa nhiều điều đặc biệt hấp dẫn.

Chi tiết

Vĩnh Phúc: Triển vọng từ du lịch nông nghiệp

Những năm gần đây, du lịch nông nghiệp trở thành hướng đi mới nhiều triển vọng của ngành Du lịch Vĩnh Phúc. Việc phát triển du lịch nông nghiệp không chỉ góp phần đa dạng các loại hình du lịch, thu hút du khách, giải quyết vấn đề đầu ra cho các mặt hàng nông sản, mà còn tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.

Chi tiết

Vĩnh Phúc: Nhân lên những mô hình nông nghiệp trải nghiệm

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành Nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân đã sáng tạo để phát triển mô hình nông nghiệp gắn với hoạt động giáo dục trải nghiệm và du lịch sinh thái. Từ thực tế cho thấy, đây là mô hình mang lại hiệu quả tích cực, vừa quảng bá, tạo đầu ra tại chỗ cho sản phẩm nông nghiệp, vừa tạo thêm sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, thân thiện với môi trường.

Chi tiết

Vĩnh Phúc: Khai thác thế mạnh du lịch làng nghề ở xã Lý Nhân (Vĩnh Tường)

Được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống, xã Lý Nhân (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) đã được đón nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Đặc biệt, năm 2023, mô hình Làng văn hóa kiểu mẫu được triển khai xây dựng tại thôn Bàn Mạch đã và đang mở ra cơ hội mới cho địa phương trong khai thác các thế mạnh làng nghề, phát triển du lịch.

Chi tiết

Vĩnh Phúc: Để du lịch nông nghiệp, nông thôn cất cánh

Với những tiềm năng sẵn có, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều ưu thế để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, qua đó, góp phần đa dạng các loại hình du lịch, mang lại sinh kế cho người dân, đẩy nhanh hiệu quả, tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để khai thác tối ưu nguồn tài nguyên này, vẫn cần những giải pháp dài hơi, mang tính chiến lược.

Chi tiết