Chè

Thái Nguyên: Để chè Phú Lương vươn xa

Nâng cao giá trị sản xuất và thương hiệu chè của địa phương là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đề ra trong giai đoạn 2021-2025. Cùng với triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích, chuyển đổi cơ cấu giống, huyện chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng vùng chè VietGAP, chè hữu cơ… Nhờ đó thương hiệu chè Phú Lương ngày càng được khẳng định trên thị trường.

Chi tiết

Hà Giang: Khai thác tiềm năng phát triển chè gắn với du lịch

Hà Giang có diện tích chè lớn thứ 3 cả nước với trên 20 nghìn ha và trên 7.000 ha chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm tuổi trở lên. Với lợi thế về diện tích chè như trên, những năm qua, các cấp, ngành và các huyện, thành phố đã tập trung phát triển diện tích và chất lượng chè, ngoài đem lại giá trị kinh tế to lớn, cây chè còn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cảnh quan, du lịch trải nghiệm và du lịch cộng đồng. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương tại các vùng trồng chè.

Chi tiết

Hà Giang: Hoàng Su Phì chú trọng nâng cao giá trị cây chè Shan tuyết gắn với du lịch sinh thái

Hoàng Su Phì là vùng chè nổi tiếng của tỉnh Hà Giang, toàn huyện hiện có 4.652,8 ha chè, trong đó diện tích cho thu hoạch là 3.599 ha, năng suất 39 tạ/ha. Sản lượng chè búp tươi thu hoạch 14.000 tấn/năm, tương đương 2.800 tấn chè thành phẩm loại nguyên liệu 1 tôm 2 -3 lá. Một lợi thế là huyện có hơn 5 triệu cây chè có độ tuổi trên 300 năm; hơn 1 triệu cây chè Shan tuyết cổ thụ có độ tuổi trên 500 năm. Và trong số đó, có hơn 1 nghìn cây chè được công bố Chứng nhận cây Di sản Việt Nam.

Chi tiết

Bắc Kạn: Nâng cao giá trị cây xạ đen

Từ những bài thuốc dân gian truyền thống lâu đời của người Dao, Hợp tác xã Hoa Sơn Mỹ Phương, thôn Khuổi Lùng, xã Mỹ Phương (Ba Bể, Bắc Kạn) đã tập trung phát triển sản phẩm chủ đạo là trà dược liệu xạ đen.

Chi tiết

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm OCOP – Lượng đi đôi với chất

Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Thái Nguyên hiện có 173 sản phẩm OCOP của 91 chủ thể được xếp hạng từ 3 đến 5 sao. Với phương châm: Sản phẩm OCOP phải đảm bảo cả “chất” và “lượng” để nâng cao giá trị, các địa phương đã tập trung đầu tư phát triển bền vững những sản phẩm tiêu biểu.

Chi tiết

Thái Nguyên: Phát triển du lịch gắn với sản phẩm trà và văn hóa trà

Những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm đầu tư, khai thác phát triển du lịch cộng đồng, nông nghiệp, sinh thái gắn với văn hóa trà. Việc này đã góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của tỉnh Thái Nguyên, phát triển du lịch, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành chè.

Chi tiết

Thái Nguyên: Hợp tác xã chè làm du lịch

Thu hút khách du lịch thông qua việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, không ngừng nâng cao chất lượng và quảng bá phát triển thương hiệu sản phẩm… Đây hiện là hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hợp tác (HTX) chè trên địa bàn TP. Thái Nguyên.

Chi tiết