Chè

Thừa Thiên Huế: Phát triển chuỗi liên kết từ sen Huế

Để nâng cao giá trị cho cây sen trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, việc phát triển chuỗi liên kết từ chọn vùng trồng, giống, kỹ thuật chăm sóc đến sản xuất chế biến và làm du lịch… đang được các địa phương, doanh nghiệp và các ngành liên quan ưu tiên thực hiện. Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt là đơn vị được đặt hàng chủ trì thực hiện dự án khoa học công nghệ này.

Chi tiết

Huyện Hải Hà – Quảng Ninh: Nâng tầm cây chè Đường Hoa

Từ sản phẩm chủ yếu xuất khẩu thô, chè Đường Hoa (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) giờ đây đang được Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Việt Tú nâng tầm trở thành tinh hoa, qua đó nâng cao giá trị cho cây chè, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, thúc đẩy KT-XH phát triển.

Chi tiết

Thái Nguyên: Nâng tầm thương hiệu chè Phú Lạc

Thực hiện mục tiêu tạo dựng thương hiệu chè ở xã Phú Lạc (Đại Từ – Thái), người dân nơi đây đã lựa chọn hướng sản xuất sạch, áp dụng quy trình VietGAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Và đây là con đường đúng đắn, giúp sản phẩm chè của địa phương chinh phục thị trường trong nước, đem lại thu nhập tốt cho người dân.

Chi tiết

Hà Giang: Lan tỏa hương trà shan tuyết

Được thu hái từ những cây trà shan tuyết cổ thụ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh, vị mộc mạc của những búp trà vùng cao Hà Giang kết hợp hương thơm thanh tao của sen Tây hồ (Hà Nội) không chỉ mang đến những trải nghiệm về sắc, hương, vị cho khách thưởng trà mà còn góp phần quảng bá thương hiệu trà shan tuyết Hà Giang lan xa.

Chi tiết

Gìn giữ, phát triển thương hiệu chè Vân Bản Sen (Quảng Ninh)

Chè Vân là giống chè quý sinh trưởng và phát triển tự nhiên tại xã đảo Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh từ hàng trăm năm nay. Với mục tiêu giữ gìn và phát triển thương hiệu chè này, gần đây, những người dân địa phương và doanh nghiệp đã cùng bắt tay sản xuất, chế biến, nâng tầm chè Vân Bản Sen trên thị trường.

Chi tiết

“Nữ hoàng trà” Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Không phải ngẫu nhiên mà trà hoa vàng Tam Đảo được điểm tên và được đặt ở các khu nghỉ dưỡng, khách sạn nổi tiếng hay các gia đình giới thượng lưu ở một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Australia, Bỉ… Câu chuyện về loài hoa được mệnh danh là “Nữ hoàng trà” này còn ẩn chứa nhiều điều đặc biệt hấp dẫn.

Chi tiết

Hà Giang: Nậm An mùa chè Shan tuyết

Chủ tịch UBND xã Xã Tân Thành (Bắc Quang – Hà Giang), Phan Văn Vinh bật mí: Ở Tân Thành có thôn Nậm An là vùng chè Shan tuyết cổ thụ. Vùng chè này đã được Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) công nhận là vùng chè hữu cơ năm 2020. Sản phẩm chè Shan tuyết cổ thụ Nậm An, của Hợp tác xã (HTX) Vinh Sính đã đạt chất lượng OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2020.

Chi tiết

Thanh Sơn – Phú Thọ: Xây dựng thương hiệu từ sản xuất chè an toàn

Với mục tiêu nâng cao chất lượng chè nguyên liệu, hướng đến quy trình sản xuất bền vững, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác, Hợp tác xã (HTX) Chè Cẩm Mỹ, xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ áp dụng canh tác chè theo quy chuẩn an toàn VietGAP và đang triển khai kỹ thuật trồng chè hữu cơ, đã mang lại hiệu quả.

Chi tiết

Cơ hội quảng bá sản phẩm trà và hương sắc Tân Uyên – Lai Châu

Lễ hội Trà và Tuần Văn hóa – Du lịch huyện Tân Uyên (Lai Châu) lần thứ nhất năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 12 – 14/4 tại huyện Tân Uyên. Đây là sự kiện văn hóa, du lịch quan trọng, quy mô cấp huyện lớn nhất từ trước đến nay nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc sản trà Tân Uyên đến du khách trong và ngoài tỉnh. Những ngày này, huyện Tân Uyên đang tích cực chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng mang tới cho người dân và du khách những trải nghiệm thú vị.

Chi tiết

Lai Châu: Phong Thổ bảo tồn và phát triển chè cổ thụ

Phong Thổ được thiên nhiên ưu đãi ban tặng hệ sinh thái rừng đa dạng, trong đó có nhiều cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Đến nay, Phong Thổ là huyện có số lượng chè cổ thụ lớn nhất tỉnh với khoảng 8.000 gốc. Thời gian qua, huyện nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển và tạo dựng thương hiệu đặc sản chè cổ thụ.

Chi tiết