Chè

Thanh Sơn – Phú Thọ: Xây dựng thương hiệu từ sản xuất chè an toàn

Với mục tiêu nâng cao chất lượng chè nguyên liệu, hướng đến quy trình sản xuất bền vững, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác, Hợp tác xã (HTX) Chè Cẩm Mỹ, xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ áp dụng canh tác chè theo quy chuẩn an toàn VietGAP và đang triển khai kỹ thuật trồng chè hữu cơ, đã mang lại hiệu quả.

Chi tiết

Cơ hội quảng bá sản phẩm trà và hương sắc Tân Uyên – Lai Châu

Lễ hội Trà và Tuần Văn hóa – Du lịch huyện Tân Uyên (Lai Châu) lần thứ nhất năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 12 – 14/4 tại huyện Tân Uyên. Đây là sự kiện văn hóa, du lịch quan trọng, quy mô cấp huyện lớn nhất từ trước đến nay nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc sản trà Tân Uyên đến du khách trong và ngoài tỉnh. Những ngày này, huyện Tân Uyên đang tích cực chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng mang tới cho người dân và du khách những trải nghiệm thú vị.

Chi tiết

Lai Châu: Phong Thổ bảo tồn và phát triển chè cổ thụ

Phong Thổ được thiên nhiên ưu đãi ban tặng hệ sinh thái rừng đa dạng, trong đó có nhiều cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Đến nay, Phong Thổ là huyện có số lượng chè cổ thụ lớn nhất tỉnh với khoảng 8.000 gốc. Thời gian qua, huyện nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển và tạo dựng thương hiệu đặc sản chè cổ thụ.

Chi tiết

Thái Nguyên: Lễ hội tôn vinh vùng “Đệ nhất danh trà”

Trong không khí hân hoan phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 20-2 (tức ngày 11 tháng Giêng), tại Không gian văn hóa trà Tân Cương, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Tân Cương và các xã trong vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên) long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội “Hương sắc trà Xuân – vùng chè đặc sản Tân Cương xuân Giáp Thìn năm 2024”.

Chi tiết

Hà Giang: Hoàng Su Phì định vị thương hiệu, phát triển không gian văn hóa trà Shan tuyết cổ thụ

Được thiên nhiên ban tặng, những cây chè Shan tuyết cổ thụ ở huyện Hoàng Su Phì đã từ lâu gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và mưu sinh hàng trăm năm qua. Với khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt phù hợp cho cây chè Shan tuyết phát triển, những búp chè Shan tuyết qua bàn tay chế biến của người nông dân đã nâng tầm giá trị sản phẩm trà Shan tuyết bằng việc thay đổi quy trình sản xuất, pha chế, từng bước xây dựng văn hóa uống trà.

Chi tiết

Nâng tầm cây chè Shan tuyết Quản Bạ – Hà Giang

Từ lâu, Quản Bạ – Hà Giang đã sở hữu những cây chè Shan tuyết tự nhiên trong rừng hàng chục năm trở lên. Với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của cây chè địa phương, làm tăng giá trị sản phẩm trà, thanh niên trên địa bàn huyện đã tham gia vào hoạt động sản xuất, chế biến chè, tạo ra những sản phẩm trà đặc trưng riêng có, góp phần nâng cao giá trị cây chè địa phương.

Chi tiết

Yên Bái phát triển chè Bát tiên theo chuỗi giá trị

Thời gian qua, cùng với việc chuyển đổi từ giống chè trung du truyền thống sang giống chè Bát tiên, người dân xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái còn tham gia vào hợp tác xã tạo chuỗi liên kết sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chè của địa phương.

Chi tiết

Nâng cao giá trị cây chè Tam Điệp (Ninh Bình)

Gia đình ông Đỗ Văn Huệ (đội mũ), xã Đông Sơn, TP. Tam Điệp chuyển đổi diện tích đồi rừng trồng màu kém hiệu quả sang trồng chè mang lại hiệu quả kinh tế cao Năm 2013, ông Đỗ Văn Huệ ở xã Đông Sơn đã chuyển đổi diện tích đồi rừng trồng màu kém

Chi tiết

Thăm mô hình OCOP ở xứ trà B’Lao (Lâm Đồng)

Thực hiện chủ trương phát triển du lịch nông thôn bền vững của tỉnh, ông Lại Thế Cảnh thành lập Khu du lịch trải nghiệm nghề trà ở Bảo Lâm mang tên Gia Đạt Việt. Lại Thế… là 1 gia tộc chuyên về trồng và chế biến xuất khẩu trà có bề dày 80 năm (1943-2023), nay thế hệ thứ ba phát triển thêm dự án mới góp thêm điểm đến cho huyện theo mô hình OCOP của Lâm Đồng.

Chi tiết