Tỉnh Phú Thọ

Tìm hướng đột phá cho du lịch cộng đồng Phú Thọ

Những năm gần đây, đồi chè Long Cốc đã trở thành điểm đến nổi bật của tỉnh Phú Thọ, khi kết nối với Vườn quốc gia Xuân Sơn đã tạo thành một tuyến du lịch độc đáo, nhiều trải nghiệm. Tuy nhiên trên thực tế, dù lượng khách đến đông hơn nhưng hoạt động du lịch cộng đồng chưa

Chi tiết

Phú Thọ: Phong phú các sản phẩm OCOP phục vụ thị trường Tết

Thời điểm này, các sản phẩm hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã sôi động. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã và đang đẩy mạnh sản xuất, tăng sản lượng hàng hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vào dịp Tết.

Chi tiết

Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Phú Thọ có nhiều tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, song thực tế hiện nay sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, vì thế việc gắn kết giữa sản phẩm OCOP và du lịch cần được sự quan tâm nhiều hơn của chính quyền, ngành chức năng, cần tăng số lượng sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch, đẩy mạnh quảng bá, bán sản phẩm OCOP tại điểm đến du lịch.

Chi tiết

Phú Thọ: Xây dựng vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, mang đặc trưng, lợi thế, thương hiệu của từng vùng miền, góp phần mở ra nhiều cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.

Chi tiết

Phú Thọ có 235 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, tính đến hết năm 2023, tỉnh có 235 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên (trong đó có 1 sản phẩm hạng 5 sao; 54 sản phẩm hạng 4 sao; 180 sản phẩm hạng 3 sao) với 158 chủ thể; 125/225 xã, phường, thị trấn có sản phẩm OCOP.

Chi tiết

Tinh hoa ẩm thực Đất Tổ

Vùng đất của kinh đô Văn Lang xưa gắn với thời đại Hùng Vương dựng nước, Phú Thọ có vốn văn hóa ẩm thực độc đáo, đa dạng và mang đậm bản sắc vùng Đất Tổ. Theo năm tháng, những món ăn dân dã, mộc mạc lắng đọng từ trong huyền thoại, truyền thuyết đến đời sống thường nhật của người dân vùng trung du đã thăng hoa, lan tỏa mạnh mẽ, trở thành một phần trong nếp sống sinh hoạt và văn hóa đặc trưng của xứ sở miền đất di sản.

Chi tiết

Phú Thọ: Cọ ỏm đầu đông

Phú Thọ vẫn được coi là thủ phủ của cọ, cây cọ tập trung nhiều nhất ở các huyện như: Đoan Hùng, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Ba. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, từ ngàn xưa, cây cọ đã gắn bó, hiện diện trong đời sống của người dân như một phần không thể thiếu. Lá cọ già dùng để lợp mái nhà, làm chổi cọ, lá bánh tẻ dùng làm cơm nắm lá cọ… Đặc biệt, món cọ ỏm tuy dân giã, giản dị nhưng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần và được coi là đặc sản vùng Đất Tổ mỗi khi nhắc đến Phú Thọ.

Chi tiết

Phú Thọ: Giữ nghề truyền thống

Thời gian qua, sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã tạo động lực quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tích cực, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. Tuy nhiên, việc duy trì, gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế – xã hội nông thôn bền vững.

Chi tiết