Tỉnh Lai Châu

Phong Thổ (Lai Châu): Bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Thôn Đoàn Kết có 90% đồng bào dân tộc Thái sinh sống, nơi đây được ví là “cái nôi” văn hóa của dân tộc Thái ở thị trấn Phong Thổ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) vì còn gìn giữ nhiều nét đẹp văn hóa trong phong tục tập quán, lối sống hằng ngày. Qua đó, góp phần bảo tồn văn hóa Thái và thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển du lịch huyện Phong Thổ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Chi tiết

Lai Châu: Phát triển du lịch gắn với nâng cao tiêu chí nông thôn mới ở xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn)

Với tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên cùng những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn, xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã lựa chọn du lịch là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn gắn với giữ vững, nâng cao các tiêu chí nông thôn mới.

Chi tiết

Tiềm năng lớn để phát triển du lịch cộng đồng ở Lai Châu

Tỉnh Lai Châu có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Mảnh đất địa đầu Tổ quốc được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, cộng với khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ. Bên cạnh đó, Lai Châu còn là nơi sinh sống của 20 dân tộc, với kho tàng văn hóa truyền thống vô cùng phong phú, độc đáo và giàu bản sắc. Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế đó, ngành du lịch tỉnh đã tập trung, quy hoạch, xây dựng một số bản văn hóa du lịch cộng đồng để phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong phát triển du lịch, kinh tế địa phương.

Chi tiết

Cơ hội quảng bá sản phẩm trà và hương sắc Tân Uyên – Lai Châu

Lễ hội Trà và Tuần Văn hóa – Du lịch huyện Tân Uyên (Lai Châu) lần thứ nhất năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 12 – 14/4 tại huyện Tân Uyên. Đây là sự kiện văn hóa, du lịch quan trọng, quy mô cấp huyện lớn nhất từ trước đến nay nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc sản trà Tân Uyên đến du khách trong và ngoài tỉnh. Những ngày này, huyện Tân Uyên đang tích cực chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng mang tới cho người dân và du khách những trải nghiệm thú vị.

Chi tiết

Lai Châu: Than Uyên xây dựng và giữ vững sản phẩm OCOP

Với sự trợ lực từ Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) đã có nhiều sản phẩm truyền thống, sản phẩm mới của các địa phương dần xây dựng, khẳng định được thương hiệu. Các sản phẩm OCOP trở thành đòn bẩy giúp nông sản của địa phương tăng sức cạnh tranh và ngày càng vươn xa.

Chi tiết

Lai Châu: Phát triển du lịch gắn với giảm nghèo bền vững

Dào San là xã biên giới của huyện Phong Thổ (Lai Châu) có khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ với những thửa ruộng bậc thang trải dài, nhiều cánh rừng già. Kết hợp với chợ phiên và sự đa dạng, phong phú về văn hóa của 5 dân tộc cùng sinh sống tạo điểm đến văn hóa đặc sắc. Tận dụng những lợi thế đó, xã chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần giảm nghèo bền vững.

Chi tiết

Lai Châu: Phong Thổ bảo tồn và phát triển chè cổ thụ

Phong Thổ được thiên nhiên ưu đãi ban tặng hệ sinh thái rừng đa dạng, trong đó có nhiều cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Đến nay, Phong Thổ là huyện có số lượng chè cổ thụ lớn nhất tỉnh với khoảng 8.000 gốc. Thời gian qua, huyện nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển và tạo dựng thương hiệu đặc sản chè cổ thụ.

Chi tiết

Lai Châu: Mường Tè xây dựng sản phẩm nông sản đặc trưng

Nhắc đến huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu), nhiều người nghĩ ngay đến mật ong rừng, ớt trung đoàn Thu Lũm, chè dây Ka Lăng hay rượu Pusilung cùng nhiều sản vật đặc trưng khác. Để xây dựng được thương hiệu cho những nông sản trên đòi hỏi sự nỗ lực lớn của cấp ủy, chính quyền và người dân. Huyện triển khai thực hiện quyết liệt chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) và coi đây là nhiệm vụ quan trọng để khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm giúp người dân làm tăng giá trị hàng hóa nông sản, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Chi tiết