Tuyên Quang: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP
Nhờ tích cực tham gia các hoạt động giao thương, xúc tiến quảng bá do các sở, ban, ngành tổ chức, nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Tuyên Quang ngày càng nâng cao, mở rộng thị trường.
Nhờ tích cực tham gia các hoạt động giao thương, xúc tiến quảng bá do các sở, ban, ngành tổ chức, nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Tuyên Quang ngày càng nâng cao, mở rộng thị trường.
Chúng tôi lên Hồng Thái vào mùa nước đổ. Hồng Thái mùa nào cũng đẹp, trong áng mây la đà lưng chừng núi phía trước thấp thoáng những ngôi nhà homestay của đồng bào Dao tiền. Để hút khách du lịch, chủ nhân của các homestay ở Hồng Thái – Tuyên Quang đều hiểu rằng cần phải làm mới homestay, đầu tư nâng cấp chỗ ăn nghỉ, thêm các dịch vụ cũng như bài trí homestay…
Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để nâng cao giá trị nông sản, xây dựng các sản phẩm OCOP, Hợp tác xã (HTX) Nông, lâm, ngư nghiệp Lâm Bình (Tuyên Quang) lựa chọn hướng đi mới để tạo ra các sản phẩm có giá trị từ nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Một trong những sản phẩm được HTX sản xuất là bột rắc cơm Lâm Bình, đặc trưng của địa phương, được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Tối 25/4, tại đường Chiến thắng Sông Lô, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh phối hợp các đơn vị tổ chức khai mạc Chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề Tuyên Quang năm 2024.
Tuyên Quang được đánh giá là tỉnh có tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch cộng đồng. Bởi các làng bản của đồng bào dân tộc thiểu số sống lâu đời, quần cư, cơ bản giữ được phong tục, tập quán của mình. Không gian nhà ở của người dân luôn hòa quyện vào phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, lãng mạn của núi rừng, sông hồ. Mỗi bản làng của từng dân tộc đều có nét riêng khiến du khách tò mò, muốn khám phá, trải nghiệm.
Các làng nghề chè ở Tân Trào, Trung Yên, Hợp Thành, Phúc Ứng ở Sơn Dương (Tuyên Quang), nghề bánh gai ở Chiêm Hóa, thêu, dệt thổ cẩm ở Lâm Bình… ngoài việc mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân, nơi đây còn là điểm đến hấp dẫn, độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến trải nghiệm.
Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt cho các địa phương. Ngành nghề nông thôn phát triển theo hướng bền vững, người dân có thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt cho các địa phương. Ngành nghề nông thôn phát triển theo hướng bền vững, người dân có thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngày 01/4, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành văn bản số 65/KH-UBND về Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề Tuyên Quang năm 2024.
Là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nông thôn, Tuyên Quang đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chính sách để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này. Đến nay, ngành Du lịch đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong đó gắn việc phát triển du lịch nông thôn với Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Chuyên trang quảng bá du lịch nông thôn trên website
du lịch quốc gia của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam
Địa chỉ:
80 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Email:contact@vietnamtourism.gov.vn