
Cần Thơ và Lâm Đồng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển du lịch nông nghiệp
Ngày 07/3, tại Lâm Ðồng, hai Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) TP Cần Thơ và tỉnh Lâm Ðồng có buổi làm việc chia sẻ kinh nghiệm về phát triển du lịch nông nghiệp.
Ngày 07/3, tại Lâm Ðồng, hai Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) TP Cần Thơ và tỉnh Lâm Ðồng có buổi làm việc chia sẻ kinh nghiệm về phát triển du lịch nông nghiệp.
Ông Nguyễn Tấn Minh – Quyền Trưởng Phòng Văn hóa – Khoa học và Thông tin huyện Bảo Lâm, thông tin: Bảo Lâm vừa có 2 đơn vị được cấp thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng công nhận điểm du lịch canh nông đó là Tâm Châu Farm và Olala Glamping.
Lâm Đồng – miền đất cao nguyên xinh đẹp, không chỉ nổi tiếng bởi khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, tài nguyên nhân văn phong phú…; mà còn là kho tàng văn hóa của nhiều dân tộc; nhất là ở các vùng nông thôn, với các phong tục tập quán, ẩm thực, nghề thủ công, văn hoá nghệ thuật… đang được lưu giữ, khiến cho du lịch không chỉ dừng lại ở việc nhìn ngắm, mà còn là trải nghiệm, là sự kết nối du khách với con người và địa phương. Chính vì vậy, văn hóa là yếu tố then chốt, có sức hấp dẫn riêng, thu hút du khách đến với du lịch nông thôn.
Cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 25 km, Vườn hồng Lê Phúc với những cội cây 80 năm tuổi ở xã Trạm Hành của thành phố này vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận đáp ứng các tiêu chí Điểm du lịch canh nông. Chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024, Vườn hồng Lê Phúc là một trong 22 điểm phục vụ miễn phí cho khách tham quan.
Ngày 12/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Mô hình chuỗi liên kết du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng và Lạc Dương.
Từ sau Quyết định số 2386/QĐ-UBND ngày 04/12/2023, về việc chấm dứt hiệu lực thi hành đối với Quy chế tạm thời về đầu tư và quản lý hoạt động kinh doanh du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Ban hành kèm theo Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 13/4/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng), trong năm 2024, tỉnh Lâm Đồng công nhận 3 mô hình điểm du lịch với sản phẩm là du lịch canh nông. Điểm khác so với 33 mô hình du lịch canh nông được hoạt động thí điểm trước đây, mỗi mô hình du lịch canh nông mới đều có một loại sản phẩm chủ lực khác biệt.
Một khu dân cư nhỏ với cái tên độc đáo: làng Tày, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đang trong những ngày sản xuất nhộn nhịp. Những người nông dân nơi đây đang duy trì một nghề truyền thống và đang chung sức xây dựng thương hiệu Bánh tráng làng Tày.
Năm 2024, Luật Đất đai sửa đổi đã chính thức được thông qua, tạo ra nhiều thay đổi quan trọng cho các hoạt động kinh tế tại Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực du lịch nông nghiệp (hay còn gọi là du lịch canh nông – DLCN). Đối với Lâm Đồng, một tỉnh với nhiều tiềm năng phát triển du lịch canh nông, những thay đổi trong chính sách đất đai này không chỉ mở ra cơ hội mới mà còn giải quyết nhiều khó khăn trong quá trình phát triển bền vững.
Ngày 17/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả đạt được và các khó khăn vướng mắc trong phát triển du lịch canh nông (DLCN) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, tham dự có gần 100 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp, sở
Phòng Kinh tế TP Đà Lạt vừa được UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) giao làm chủ đầu tư hỗ trợ xây dựng hồ sơ cho 41 sản phẩm đặc sản nguồn gốc nguyên liệu địa phương của 16 chủ thể là công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tham gia đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP năm 2024.
Chuyên trang quảng bá du lịch nông thôn trên website
du lịch quốc gia của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam
Địa chỉ:
80 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Email:contact@vietnamtourism.gov.vn