Sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu

Lào Cai: Khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh

Lào Cai có điều kiện tự nhiên, khí hậu đa dạng nên số lượng loài cây dược liệu phong phú; nhiều loài quý hiếm có giá trị y dược rất cao, là thành phần chính để sản xuất các loại biệt dược. Bên cạnh đó, tiềm năng đất rừng lớn với các cánh rừng già, rừng tự nhiên lâu năm có mức độ đa dạng sinh học cao, trữ lượng nhiều cây dược liệu tự nhiên quý hiếm… cùng sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư, hỗ trợ của các cấp, các ngành thông qua các chương trình, đề án, dự án đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh.

Chi tiết

Bắc Kạn: Nâng cao giá trị cây xạ đen

Từ những bài thuốc dân gian truyền thống lâu đời của người Dao, Hợp tác xã Hoa Sơn Mỹ Phương, thôn Khuổi Lùng, xã Mỹ Phương (Ba Bể, Bắc Kạn) đã tập trung phát triển sản phẩm chủ đạo là trà dược liệu xạ đen.

Chi tiết

Sâm Bố Chính – Thức quà quý từ núi đá Bản Tèn (Đồng Hỷ, Thái Nguyên)

Sâm Bố Chính là một trong số các giống sâm quý của Việt Nam. Hiện nay, tại Thái Nguyên, giống sâm Bố Chính đã được triển khai trồng thành công tại một số huyện miền núi như Phú Lương, Đồng Hỷ… Trong đó các lũng sâm Bố Chính trồng trên núi đá của Bản Tèn (xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ) cho ra hàm lượng dược tính cao, tốt cho sức khỏe và trở thành thức quà quý từ vùng non cao của Thái Nguyên.

Chi tiết

Sâm Nam núi Dành Tân Yên, Bắc Giang

Hiện nay, Sâm Nam núi Dành Tân Yên là một trong những cây dược liệu quý được UBND huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) chỉ đạo phát triển, nâng cao giá trị và xây dựng thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Chi tiết

Tinh dầu thiên nhiên Kava – sản phẩm OCOP Đà Lạt, Lâm Đồng

Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ thiên nhiên của thị trường, khu nghỉ dưỡng trải nghiệm tinh dầu thảo dược Kava Hoàng Gia Trang xếp hạng OCOP 3 sao trên đường Mimosa, Đà Lạt thực hành các giải pháp trị liệu phục hồi sức khỏe, thư giãn tinh thần khá thiết thực cho mọi đối tượng khách hàng.

Chi tiết

Quế Văn Yên

Nằm ở phía Bắc tỉnh Yên Bái, huyện Văn Yên có diện tích tự nhiên trên 139 nghìn ha; trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 75%. Do có địa hình đồi núi cao, nằm trong vùng khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng của cây quế, nên vùng quế Văn Yên được hình thành từ lâu đời và gắn liền với cuộc sống của người Dao.

Chi tiết