Theo thống kê, huyện Tam Bình hiện có khu du lịch sinh thái SaLa (xã Mỹ Thạnh Trung), 4 điểm dừng chân phục vụ khách du lịch dọc theo sông Hậu và sông Măng Thít, 1 điểm homestay ở ấp Tổng Hưng, xã Loan Mỹ và 3 điểm phục vụ khách lưu trú. Bên cạnh đó, huyện còn có 9 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (chùa Phước Hậu, xã Ngãi Tứ và di tích lịch sử Cách mạng Cái Ngang, xã Phú Lộc) và 1 cây Bằng Lăng ở xã Mỹ Lộc được công nhận cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam năm 2016.
Huyện Tam Bình còn có 21 sản phẩm được chứng nhận OCOP, trong đó có 6 sản phẩm đạt 4 sao (bún tươi Sáu Thạnh, hủ tiếu tươi Sáu Thạnh; hủ tiếu khô Sáu Thạnh; ống hút tre; gạo Tân Tiến; cơm sấy Nhật Quỳnh); 15 sản phẩm đạt 3 sao (cam sành Khánh Nhân; cam sành Thuận Loan; bánh xếp Thanh Thảo; lục bình mỹ nghệ CNC Minh Thắm; tỏi ớt giấm đường; nước mắm me; mắm nêm pha sẵn, sốt lẩu thái; tương ớt mè; chao môn Thuận Duyên; chao dừa Thuận Duyên; chao béo nhất Thuận Duyên; chao pha sẵn Thuận Duyên; chả lụa 6 Thợ; chả gân 6 Thợ). Các sản phẩm này thời gian qua luôn được địa phương giới thiệu quảng bá rộng rãi trên các trang mạng xã hội, vừa tạo nên giá trị thương hiệu sản phẩm, cũng vừa góp phần tạo điểm nhấn trong quá trình phát triển du lịch của huyện Tam Bình, là tiềm năng hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao phục vụ du khách.
Tin, ảnh: Minh Tâm
Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Vĩnh Long – vinhlongtourist.vn