Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, HTX Sâm Cúc Phương luôn tuân thủ nghiêm các quy định, kỹ thuật trong sản xuất từ gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch. Đồng thời, đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại như máy thái, sấy lạnh, máy rang đa năng, máy cân định lượng… Nhờ đó, Bột sâm Tiến Vương đã được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, hiện HTX đang có kế hoạch sẽ sản xuất thêm cốm sâm, cao sâm, sâm hòa tan, sâm viên, nước sâm để đáp ứng đa dạng nhu cầu của thị trường
Không chỉ chú trọng đổi mới, cải tiến mẫu mã, bao bì, các chủ thể luôn áp dụng đúng quy trình, kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, do đó chất lượng sản phẩm được nâng cao và từng bước có chỗ đứng vững chắc trên thị trường như: Chè hoa vàng, sâm Cúc Phương, mật ong rừng….Bên cạnh chính sách chung của tỉnh, huyện Nho Quan hỗ trợ 50 triệu đồng/sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
Ông Bùi Văn Thể, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nho Quan cho biết: Nho Quan phấn đến cuối năm 2023 có thêm 12 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 đến 4 sao. Thời gian tới, phòng tham mưu với UBND huyện sẽ phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý, quản trị, phát triển sản phẩm cho các HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung- cầu sản phẩm OCOP.
Chương trình OCOP đã tạo hiệu ứng tích cực, góp phần nâng cao chất lượng nông sản, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn; đồng thời thay đổi tư duy sản xuất của bà con từ nhỏ lẻ sang liên kết theo chuỗi giá trị; khơi dậy, phát huy tiềm năng đất đai, sản vật, nâng cao đời sống nhân dân.
Phương Loan
Đài Phát Thanh & Truyền Hình Ninh Bình – nbtv.vn