Lâm Đồng: Cần gỡ khó để phát triển du lịch canh nông

Nhiều năm trước, Lâm Đồng đã nỗ lực tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư vào chương trình phát triển du lịch canh nông, đây được xem là một hướng đi phù hợp với tiềm năng về cảnh quan du lịch với nền NNCNC của địa phương. Tuy nhiên, việc thiếu khung pháp lý đồng bộ đã gây ra nhiều khó khăn cho người đầu tư kinh doanh cũng như công tác quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này trong nhiều năm qua. Ghi nhận của phóng viên thời sự!

Từ năm 2015, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn, với sự tham gia của hàng chục doanh nghiệp. Để tạo điều kiện thuận lợi, tỉnh đã có quyết định ban hành Quy chế tạm thời, cho phép 33 điểm du lịch canh nông được xây dựng các công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp với tỷ lệ từ 2-5% diện tích dự án.

Tuy nhiên, chỉ sau vài năm triển khai, tỉnh Lâm Đồng đã buộc phải tạm dừng quy chế tạm thời này, để rà soát lại và đảm bảo tuân thủ đúng quy địnhcủa pháp luật, do phát hiện sự không phù hợp với Luật Đất đai và Luật Xây dựng hiện hành, dẫn đến tình trạng không rõ ràng về mặt pháp lý. Điều này đã gây ra một số khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch canh nông, vì họ không thể tiến hành các công trình cần thiết như trước.

Khi mà tạm ngưng thì tất cả các công trình này đều vi phạm, và các doanh nghiệp này đều trở lại cơ chế xin cho vì rất tha thiết được giữ lại để phát triển, nhưng mà bây giờ rà soát lại thì các công trình này không có tiêu chuẩn nào cố định hết, chỉ phụ thuộc vào việc các cơ quan chức năng có đế kiểm tra hay không, và làm cho hoạt động về du lịch canh nông gần như bị tê liệt”.
Theo các chuyên gia, mô hình du lịch canh nông đang ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp quan tâm, nhất là trong bối cảnh các xu hướng du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm đang phát triển mạnh và thu hút được du khách.
Tuy nhiên, để phát huy tối đa tiềm năng của mô hình này, vấn đề xây dựng một khung pháp lý đồng bộ, rõ ràng là một yêu cầu cấp thiết. Trước thực trạng này, tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các địa phương tiến hành rà soát tình hình hoạt động của các mô hình du lịch canh nông trên địa bàn, nhằm tìm cách tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Nếu các đơn vị có nhu cầu tiếp tục kinh doanh dịch vụ du lịch thì làm hồ sơ để đề nghị công nhận điểm du lịch theo quy định của Luật Du lịch và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”.
Hiện nay, các công trình phụ trợ như nhà để xe, bếp ăn, nhà vệ sinh, trạm dừng nghỉ, hàng rào… là những công trình thiết yếu để phục vụ nhu cầu cơ bản của du khách khi tham quan, trải nghiệm tại các địa điểm du lịch canh nông. Tuy nhiên, hầu hết các hạng mục công trình này đều được xây dựng trên đất nông nghiệp, điều này dẫn đến sự mâu thuẫn với các quy định về Luật Đất đai và Luật Xây dựng, đây là một thách thức lớn đối với sự phát triển du lịch canh nông tại địa phương.
Hiện nay quy hoạch, thể chế cho loại hình du lịch này vẫn chưa được đặt ra, các giải pháp ưu tiên cho Lâm Đồng lĩnh vực này cũng còn hạn chế, quy mô như thế nào, diện tích tác động để làm các hạ tầng dịch vụ để phục vụ du lịch cũng chưa được làm rõ, vấn đề nữa là diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sang thương mại dịch vụ cũng chưa được cụ thể, đây là những khó khăn để phát triển loại hình du lịch canh nông.
Có thể thấy, du lịch canh nông là sản phẩm du lịch độc đáo, sẽ góp phần thúc đẩy ngành du lịch địa phương phát triển. Tuy nhiên, để loại hình du lịch này có thể phát triển bền vững trong thời gian tới thì rất cần sự nỗ lực của cả chính quyền địa phương lẫn các đơn vị kinh doanh du lịch để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, tạo khung pháp lý rõ ràng để du lịch canh nông có điều kiện phát triển trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành./.
Thùy Dương
Đài Phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng – http://lamdongtv.vn/