Tiềm năng du lịch

An Giang: Tiềm năng du lịch làng bè ngã ba sông

Làng bè ngã ba sông Châu Đốc thuộc thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang là một trong những điểm tham quan sông nước thú vị. Du khách đến đây vừa trải nghiệm đời sống sông nước, vừa hiểu thêm về nghề nuôi cá nước ngọt nổi tiếng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chi tiết

Tiểu Cần (Trà Vinh): Tiềm năng du lịch nông thôn

Tiểu Cần là huyện địa bàn có lợi thế khá đặc biệt, nằm bên bờ Sông Hậu; nơi có Bến phà Đại Ngãi nối liền 02 tỉnh Trà Vinh – Sóc Trăng; có 02 tuyến Quốc lộ 54 và 60 đi qua, trong đó Quốc lộ 60 là tuyến đường huyết mạch nối với các tỉnh duyên hải đồng bằng sông Cửu Long nên hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển du lịch ở địa phương.

Chi tiết

Hòa Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống

Hòa Bình là tỉnh có thế mạnh về các nghề thủ công mỹ nghệ, sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, dệt may, thêu , tỉnh cũng có nhiều làng nghề có lịch sử hàng trăm năm. Từ xưa tới nay, việc phát triển làng nghề truyền thống đóng vai trò là nhân tố quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giúp bảo vệ những nét giá trị văn hoá của địa phương vừa tạo thêm việc làm, thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.

Chi tiết

Lạng Sơn: Áp dụng tiêu chuẩn ASEAN – Tạo bước phát triển bền vững cho du lịch cộng đồng

Từ năm 2022 đến nay, ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn đã chủ động áp dụng tiêu chuẩn ASEAN vào phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Đây là một bước đi chiến lược nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, thu hút du khách quốc tế và góp phần phát triển DLCĐ bền vững trên địa bàn tỉnh.

Chi tiết

Cà Mau: Thú vị trải nghiệm làm nông dân

Chụp đìa là hình thức thu hoạch cá đồng truyền thống có từ lâu đời của người dân vùng ngọt hoá ở Cà Mau, ngày nay hình thức bắt cá đặc biệt này được tái hiện tại điểm du lịch cộng đồng Mười Ngọt, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, đáp ứng nhu cầu du khách tham quan, trải nghiệm mỗi khi đến vùng đất U Minh Hạ.

Chi tiết

Cao Bằng: Phát triển nghề thủ công truyền thống liên quan đến trang phục dân tộc thiểu số

Với sự vào cuộc của các cấp, ngành, chính quyền địa phương và người dân bản địa, các nghề thủ công truyền thống liên quan đến trang phục dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đang dần được quan tâm khôi phục, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đồng thời hình thành sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn, khẳng định sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển trang phục truyền thống.

Chi tiết

Phát triển thủy sản hồ chứa thủy điện Hòa Bình gắn với du lịch

Hồ Hòa Bình có tiềm năng rất lớn để phát triển thủy sản (PTTS) gắn với du lịch. Hồ có nhiều eo ngách, diện tích các eo ngách lớn thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) hàng hóa. Nơi đây được coi là kho tàng quý giá về nguồn lợi sinh vật và thủy sản. Theo kết quả điều tra, khu hệ cá hồ thủy điện Hòa Bình có 123 loài thuộc 79 giống, 19 họ, trong đó có nhiều loài quý hiếm, giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa về nghiên cứu khoa học.

Chi tiết

Thái Nguyên: Xây dựng vùng chè sạch, an toàn

Nhằm xây dựng môi trường sản xuất chè sạch, an toàn, giảm thiểu tác động nguy hại tới môi trường, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã thực hiện nhiều giải pháp để xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại các vùng trồng chè.

Chi tiết

Khai mở tiềm năng du lịch ở vùng chè Đồng Hỷ, Thái Nguyên

Đồng Hỷ (Thái Nguyên) là huyện có nhiều điều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển cây chè. Vùng chè Trại Cài huyện Đồng Hỷ (gồm diện tích chè các xã Minh Lập, Hoà Bình) được mệnh danh là một trong “Tứ đại danh trà” của tỉnh Thái Nguyên. Việc chuyển dần từ sản xuất truyền thống sang hữu cơ đã tạo ra các sản phẩm chè có năng suất, chất lượng cao và hương vị đặc trưng. Huyện đang từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu chè gắn liền với khai thác tiềm năng du lịch, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Chi tiết

Quản Bạ (Hà Giang): “Thức dậy” những tiềm năng du lịch

Trong những năm gần đây, Quản Bạ được xem là một điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với Hà Giang, bởi sự kết hợp hài hòa giữa sơn thủy hữu tình, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với những nét văn hóa truyền thống của người dân địa phương.

Chi tiết