Tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên: Đồng Hỷ phát triển thương mại – dịch vụ

Là cửa ngõ giao thông phía Đông Bắc của TP. Thái Nguyên nối với tỉnh biên giới Lạng Sơn qua Quốc lộ 1B, phía Đông nối với tỉnh Bắc Giang qua Quốc lộ 17, huyện Đồng Hỷ có nhiều dư địa phát triển thương mại – dịch vụ. Bên cạnh đó, huyện có quỹ đất nông, lâm nghiệp lớn, có tiềm năng khoáng sản, du lịch sinh thái…

Chi tiết

Thái Nguyên: Thúc đẩy phụ nữ tham gia làm du lịch cộng đồng

Ngày 14-8, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tuyên truyền về “Vai trò của phụ nữ với du lịch cộng đồng và hội nhập quốc tế”, với sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo hội các cấp, hội viên phụ nữ đại diện các mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Chi tiết

Thái Nguyên: 140 người được bồi dưỡng kỹ năng phát triển du lịch cộng đồng

Từ ngày 9 đến 10/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên phối hợp với UBND huyện Phú Lương tổ chức tập huấn kỹ năng phát triển du lịch cộng đồng cho 140 học viên là cán bộ văn hóa cấp xã, hợp tác xã thương mại, du lịch, các tổ chức, cá nhân tham gia làm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện.

Chi tiết

Thái Nguyên: Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng chiến khu xưa

Từ khi huyện Định Hóa (Thái Nguyên) triển khai Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống các dân tộc” và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các chính sách hỗ trợ, du lịch cộng đồng bước đầu được đánh thức, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho bà con các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Chi tiết

Thái Nguyên: La Bằng níu chân du khách

Từ lâu, nhiều người biết đến xã La Bằng (Đại Từ, Thái Nguyên) bởi sản phẩm chè – thức uống nổi tiếng với hương vị thơm dịu, chát ngọt, để lại dư vị êm ái, đậm sâu nơi cuống họng. Ngày nay, nhiều người đến với La Bằng không chỉ vì hương chè mời gọi mà còn để tận hưởng những giờ phút thư thái, vui vẻ bên người thân, bạn bè khi hòa mình vào cảnh đẹp thiên nhiên và cùng nhau thưởng thức món cá tầm được nuôi dưỡng bằng nguồn nước suối Kẹm trong mát.

Chi tiết

Thái Nguyên: Hướng đi mới trong phát triển làng nghề

Toàn tỉnh Thái Nguyên có 277 làng nghề được công nhận, gồm 184 làng nghề truyền thống và 93 làng nghề. Đây là lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch gắn với làng nghề. Chính vì thế, ngành chức năng của tỉnh đã và đang tích cực hỗ trợ các làng nghề và người dân khơi dậy những tiềm năng này.

Chi tiết

Thái Nguyên: Nâng tầm thương hiệu chè Phú Lạc

Thực hiện mục tiêu tạo dựng thương hiệu chè ở xã Phú Lạc (Đại Từ – Thái), người dân nơi đây đã lựa chọn hướng sản xuất sạch, áp dụng quy trình VietGAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Và đây là con đường đúng đắn, giúp sản phẩm chè của địa phương chinh phục thị trường trong nước, đem lại thu nhập tốt cho người dân.

Chi tiết

Sản phẩm OCOP nâng tầm nông nghiệp Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, đất đai, thổ nhưỡng tốt, khí hậu ôn hòa, trong đó có một số vùng khí hậu đặc thù; người dân có kinh nghiệm, sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật trong nuôi trồng, chăm sóc, chế biến và với sự hỗ trợ của tỉnh, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo ra những sản phẩm OCOP có chất lượng, uy tín, được người tiêu dùng ưa chuộng. Qua đó, góp phần tích cực nâng tầm nông nghiệp Thái Nguyên, làm giàu cho người dân.

Chi tiết