Tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên: Đưa vùng chè Tân Cương ‘cất cánh’ cùng du lịch và văn hóa

Đắm mình giữa vùng chè xanh mướt rộng hàng chục héc-ta, thưởng thức hương vị trà Tân Cương, trải nghiệm không gian văn hóa trà độc đáo và các dịch vụ du lịch sinh thái đặc trưng… sẽ trở thành dấu ấn khó quên của mỗi du khách khi đến với Thái Nguyên – “thủ phủ đệ nhất danh trà”. Hiện nay, tỉnh đang nỗ lực phát triển vùng chè gắn với du lịch và văn hóa, hướng đến mục tiêu nâng tầm giá trị, khẳng định thương hiệu trà Tân Cương cũng như tài nguyên du lịch vùng chè của tỉnh.

Chi tiết

Thái Nguyên: Kỳ vọng bứt phá, nâng tầm giá trị chè Đại Từ

Với tiềm năng thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) đang đẩy mạnh sản xuất chè trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, kết hợp với phát triển du lịch trải nghiệm theo định hướng từ Nghị quyết số 15-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện. Giai đoạn 2025-2030, địa phương đặt mục tiêu nâng tổng giá trị sản phẩm từ chè lên 6.500 tỷ đồng, đồng thời xây dựng thương hiệu trà gắn với du lịch sinh thái, cộng đồng.

Chi tiết

Thái Nguyên: Nâng cao kiến thức về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Từ ngày 16 đến 18/4, Chi cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tập huấn về khai thác, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. 50 học viên là cán bộ quản lý cấp tỉnh, cấp huyện và những người trực tiếp tham gia làm du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh tham gia tập huấn.

Chi tiết

Gối thảo mộc – sản phẩm độc đáo của người Đồng Tiến, Phú Lương (Thái Nguyên)

Cùng sở thích yêu cây dược liệu, mong muốn lan tỏa những sản phẩm từ loại cây này tới người dân, bà con các dân tộc: Sán Chay, Dao, Tày… ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (Phú Lương) đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch cộng đồng Đồng Tiến, chuyên trồng các loại cây dược liệu để sản xuất gối thảo mộc. Năm 2024, sản phẩm gối thảo mộc của Hợp tác xã đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao, được nhiều người biết đến và đặt mua.

Chi tiết

Huyện Phú Bình – Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái

Tận dụng lợi thế đất đồi rừng, gần 5 năm nay, anh Phạm Văn Sỹ, ở xóm Đồng Bốn, xã Tân Thành (Phú Bình – Thái Nguyên), phát triển trồng rừng, chăn nuôi kết hợp với du lịch sinh thái cộng đồng. Đây là mô hình nông nghiệp phát triển theo hướng tích hợp đa sản phẩm, đa giá trị, nhằm hướng tới mục tiêu sản xuất xanh, giảm chất thải và phát triển bền vững.

Chi tiết

Thái Nguyên: La Bằng xây dựng mô hình phát triển sản phẩm OCOP về du lịch

Với mục tiêu khai thác tốt tiềm năng về điều kiện tự nhiên, những nét đẹp văn hóa truyền thống, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng tiêu biểu…, xã La Bằng (Đại Từ, Thái Nguyên) đã xây dựng Đề án phát triển sản phẩm OCOP về du lịch gắn với nâng cao vai trò tổ chức và quản lý cộng đồng, nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Chi tiết

TP. Sông Công (Thái Nguyên): Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Ngày 09/10, UBND TP. Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024 với các sản phẩm: Trà tôm nõn Nga Sông, trà đinh Minh Tâm của Công ty TNHH Sản xuất trà xanh Thái Nguyên Nga Sông, phường Cải Đan (đăng ký sản phẩm 4 sao); lạp sườn Thoa Nguyễn và thịt lợn gác bếp của cơ sở Thoa Nguyễn, phường Châu Sơn (đăng ký sản phẩm 3 sao); hồng trà Cao Sơn của Hợp tác xã (HTX) trà Cao Sơn xã Bình Sơn (đăng ký sản phẩm 4 sao, hiện HTX có 2 sản phẩm trà đạt 4 sao và 2 sản phẩm trà đạt 3 sao).

Chi tiết

Thái Nguyên: Hợp tác xã chè an toàn Khe Cốc thay đổi để phát triển

Sau ba năm, tôi có dịp trở lại Hợp tác xã chè an toàn Khe Cốc thuộc xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong chuyến công tác cùng đoàn phóng viên VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam vào cuối tháng 9 năm 2024. Đến đây, tôi thấy bà con đã có nhiều thay đổi từ cách nghĩ đến cách làm trong phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch bền vững.

Chi tiết