Ảnh minh họa: Thác Nhị Hồ, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc
Kế hoạch cũng đề ra 04 mục tiêu cụ thể cần đạt được đó là: Xây dựng một số mô hình điểm nhấn về du lịch sinh thái gắn với suối thác; rà soát lại các cơ chế, chính sách của địa phương nhằm đảm bảo việc quản lý đất đai, đào tạo nguồn lao động nông thôn; Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch sinh thái; từng bước hình thành hệ thống khu, điểm du lịch quốc gia; khu, điểm du lịch các vùng và địa phương; Triển khai thực hiện các nhiệm vụ Danh mục các Dự án, hoạt động ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển các điểm du lịch sinh thái gắn với suối thác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 – 2030 (Phụ lục danh mục kèm theo). Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với khám phá đa dạng sinh học, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn, phát triển du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng kết hợp lưu trú tại nhà dân; Phát huy tối đa sự tham gia của chính quyền địa phương, người dân và cộng đồng; do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác, hưởng lợi và sự hỗ trợ về chuyên môn của đơn vị tư vấn.
Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, các giải pháp được đề ra là: Đầu tư hạ tầng phát triển các điểm du lịch suối thác; Hỗ trợ xây dựng phát triển sản phẩm du lịch; Hỗ trợ công tác tập huấn, đào tạo, Hỗ trợ công tác xúc tiến quảng bá du lịch; Quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch tại các điểm du lịch sinh thái gắn với suối thác theo “Bộ tiêu chí hướng dẫn xây dựng, khai thác và quản lý DLST gắn với suối, thác”; Kêu gọi đầu tư các điểm suối thác có tiềm năng phát triển tốt..
Cổng TTĐT tỉnh Thừa Thiên Huế – thuathienhue.gov.vn