Sản phẩm OCOP

Bình Dương: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng xanh, bền vững

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được thực hiện với mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn trên cơ sở khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn. Chương trình này góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn.

Chi tiết

Hà Giang: Hai sản phẩm của HTX Chế biến chè Phìn Hồ được công nhận lại OCOP 5 sao

Theo thông tin từ Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, sau khi họp Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp Trung ương đợt 2 năm 2024, hội đồng đã công nhận lại hai sản phẩm trà OCOP 5 sao cấp Quốc gia (gồm Trà xanh 100g và Hồng trà 100g) của Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ (Hoàng Su Phì – Hà Giang).

Chi tiết

Cao Bằng: Hòa An chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Hòa An (tỉnh Cao Bằng) triển khai nhiều giải pháp phù hợp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng của địa phương, đặc biệt là nông sản chủ lực, tạo “thương hiệu” cho các sản phẩm, thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ; nâng cao giá trị nông sản, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Chi tiết

Yên Bái: Văn Yên xây dựng sản phẩm OCOP gắn với thế mạnh địa phương

Văn Yên (Yên Bái) là huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh như quế, các loại cây dược liệu, gạo và nhiều sản phẩm truyền thống khác. Đến nay, toàn huyện đã hình thành và phát triển 48 sản phẩm nông nghiệp có uy tín, chất lượng vượt trội được chứng nhận OCOP.

Chi tiết

Sóc Trăng tăng giá trị cho sản phẩm OCOP

Gần 6 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Sóc Trăng có 237 sản phẩm đạt sao OCOP, trong đó có 18 sản phẩm đạt 4 sao, 219 sản phẩm đạt 3 sao của 135 chủ thể là công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Số lượng sản phẩm OCOP đến thời điểm hiện tại đã đạt và vượt 118% so với kế hoạch thực hiện Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2018 – 2020 và định hướng đến năm 2030. Để tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi đã đạt sao OCOP, hầu hết các chủ thể OCOP đều quan tâm nâng cấp sản phẩm OCOP từ chất lượng đến hình thức sản phẩm, nhằm đáp ứng đa dạng các thị trường trong và ngoài nước.

Chi tiết

Kiên Giang mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Sản phẩm OCOP ở Kiên Giang từng bước có sự khởi sắc, thay đổi tích cực, có mẫu mã, bao bì đa dạng, đáp ứng các quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp yêu cầu của thị trường. Thời gian qua, các chủ thể OCOP đã có những bước chuyển mình, chủ động hơn trong mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kênh phân phối.

Chi tiết