Du lịch cộng đồng

Hòa Bình – Điểm đến du lịch cộng đồng

Tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú là điều kiện, lợi thế để Hòa Bình phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Những năm gần đây, với sự quan tâm về chính sách của trung ương, của tỉnh và sự hỗ trợ của một số tổ chức phi chính phủ, nhiều bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tỉnh tích cực phát triển DLCĐ.

Chi tiết

Hòa Bình: Điểm du lịch cộng đồng Hang Kia thu hút du khách

Hiện nay, ở vùng đồng bào dân tộc Mông xã Hang Kia (Mai Châu) khai thác hoạt động du lịch cộng đồng (DLCĐ) tương đối hiệu quả. Kinh tế du lịch phát triển theo hướng bền vững, dựa vào tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa truyền thống. Mô hình ngày càng được nhân rộng, tạo chuyển biến về nhận thức, góp phần vào những đổi thay tiến bộ trong đời sống của người dân.

Chi tiết

Bình Định: Làng Hà Văn Trên với du lịch sinh thái cộng đồng

Mô hình phát triển du lịch cộng đồng sinh thái tại làng Hà Văn Trên, xã Canh Thuận (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) là đề tài do TS Nguyễn Minh Huân và Th.S Nguyễn Hiếu Tín từ Trường ĐH Tôn Đức Thắng chủ trì, đã chỉ ra tiềm năng lớn để xây dựng mô hình du lịch bền vững; không chỉ góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương mà còn bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Bana.

Chi tiết

Quảng Trị: Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền

Quảng Trị là địa phương có tiềm năng trong phát triển các mô hình du lịch nông thôn với khá nhiều điểm có thể phát triển và công nhận điểm du lịch. Tuy nhiên, để khai thác được loại hình du lịch này cần có chính sách phát triển tổng thể, từ đó khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư khai thác.

Chi tiết

Sơn La: Mường Chiên (Quỳnh Nhai) giữ nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã vận động nhân dân bảo tồn và phát huy giá trị của các nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, góp phần nâng cao thu nhập và gìn giữ nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chi tiết

Quảng Ninh: Thúc đẩy tiềm năng du lịch cộng đồng

Với 43 dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống trên địa bàn, tỉnh Quảng Ninh hội tụ những giá trị văn hóa đặc sắc, tạo nên sự đa dạng, phong phú, thống nhất trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Chính tài nguyên này là nguồn lực để các địa phương có lợi thế tập trung khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, thúc đẩy KT-XH, nâng cao đời sống người dân.

Chi tiết

Việt Trì (Phú Thọ): Du lịch cộng đồng góp phần giảm nghèo

Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) hiện có 2 điểm du lịch văn hóa cộng đồng gồm: Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô, xã Hùng Lô và điểm du lịch văn hóa cộng đồng Bạch Hạc, phường Bạch Hạc. Đây không chỉ là điểm nhấn quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị di sản văn hóa, phát triển du lịch mà còn tạo ra giá trị kinh tế, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo trên địa bàn thành phố.

Chi tiết

Quảng Ninh: Độc đáo homestay mang kiến trúc bản địa

Trong những năm gần đây, xu hướng lưu trú của khách du lịch cũng thay đổi rất nhiều. Đặc biệt, khi lựa chọn loại hình du lịch văn hóa, hầu hết du khách đều lựa chọn ở homestay mang phong cách, kiến trúc bản địa để có thể trải nghiệm, cảm nhận một cách trọn vẹn, sâu sắc hơn về nét đẹp văn hóa địa phương.

Chi tiết