Hòa Bình: Nâng tầm sản phẩm OCOP
Phát triển sản xuất các sản phẩm OCOP theo hướng đầu tư công nghệ, liên kết sản xuất không chỉ đem lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần nâng cao chất lượng, giúp sản phẩm có được nét đặc sắc riêng.
Phát triển sản xuất các sản phẩm OCOP theo hướng đầu tư công nghệ, liên kết sản xuất không chỉ đem lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần nâng cao chất lượng, giúp sản phẩm có được nét đặc sắc riêng.
Những năm gần đây, việc triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn trong phát triển các loại hình du lịch. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn, xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Với mục tiêu đưa huyện Đà Bắc trở thành điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Hòa Bình, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập của cộng đồng dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Những năm qua, từ mô hình du lịch cộng đồng của đồng bào Dao xã Cao Sơn, du lịch cộng đồng người Mường xã Hiền Lương, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc tiếp tục triển khai mô hình du lịch cộng đồng của đồng bào dân tộc Tày tại xóm Thu Lu, xã Giáp Đắt. Mô hình này tuy mới, song với tiềm năng, lợi thế sẵn có và sự hưởng ứng từ người dân, hứa hẹn sẽ tạo nên dấu ấn mới cho đồng bào dân tộc Tày nơi đây.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa có Quyết định số 1419/QĐ-UBND, ngày 30/7/2024 về việc công nhận Điểm du lịch cộng đồng xóm Mỗ.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều dự án, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học (BTĐDSH). Đến nay, các dự án đã góp phần khôi phục hệ sinh thái rừng đầu nguồn, bảo vệ hệ thống tưới tiêu, sử dụng bền vững tài nguyên rừng và BTĐDSH của tỉnh Hòa Bình. Từ cơ sở đó, tỉnh Hòa Bình đang triển khai thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hòa Bình là tỉnh có thế mạnh về các nghề thủ công mỹ nghệ, sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, dệt may, thêu , tỉnh cũng có nhiều làng nghề có lịch sử hàng trăm năm. Từ xưa tới nay, việc phát triển làng nghề truyền thống đóng vai trò là nhân tố quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giúp bảo vệ những nét giá trị văn hoá của địa phương vừa tạo thêm việc làm, thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.
Nhằm xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với sự tham gia trực tiếp của người dân và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên của các địa phương và tăng cường thu hút khách du lịch đến huyện, kéo dài thời gian khách lưu trú tại huyện; cung cấp sản phẩm du lịch này đến du khách, công ty lữ hành để khai thác, chào bán đến du khách, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.
Cách Hà Nội chừng 100km, nép mình bên dãy núi Biều, bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc, Hòa Bình) đã có lịch sử hơn 500 năm, nơi sinh sống của cộng đồng người dân tộc Dao Tiền. Qua sự giúp đỡ của tổ chức AOP tại Việt Nam, Công ty du lịch cộng đồng Đà Bắc triển khai mô hình du lịch cộng đồng tại bản. Bản của cộng đồng người Dao Tiền chính thức đón khách du lịch từ năm 2017.
Du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội cho người dân địa phương, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cộng đồng; góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Hòa Bình là tỉnh có tiềm
Hồ Hòa Bình có tiềm năng rất lớn để phát triển thủy sản (PTTS) gắn với du lịch. Hồ có nhiều eo ngách, diện tích các eo ngách lớn thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) hàng hóa. Nơi đây được coi là kho tàng quý giá về nguồn lợi sinh vật và thủy sản. Theo kết quả điều tra, khu hệ cá hồ thủy điện Hòa Bình có 123 loài thuộc 79 giống, 19 họ, trong đó có nhiều loài quý hiếm, giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa về nghiên cứu khoa học.
Chuyên trang quảng bá du lịch nông thôn trên website
du lịch quốc gia của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam
Địa chỉ:
80 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Email:contact@vietnamtourism.gov.vn