Ngày 13/02 (Mùng 4 Tết Giáp Thìn năm 2024), hòa trong khí thế của cả nước Mừng Đảng – Mừng Xuân, UBND xã Bình Thuận tổ chức chương trình khai mạc “Năm du lịch cộng đồng Bàu Cá Cái năm 2024”.
Xã Bình Thuận khai mạc “Năm du lịch cộng đồng Bàu Cá Cái năm 2024”.
Theo ông Đỗ Minh Huấn, Chủ tịch UBND xã Bình Thuận, Bình Thuận là xã ven biển nằm phía Đông Bắc huyện Bình Sơn. Tọa lạc tại thôn Thuận Phước là vùng đầm ngập mặn với lưu vực rộng khoảng 200ha, có tên gọi là Bàu Cá Cái. Bàu Cá Cái là tục danh được hình thành trong thời Pháp thuộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nhân dân bị sơ tán đi nhiều nơi, sau ngày giải phóng bà con trờ về định cư và tiếp tục sinh sống, làm ăn. Bàu Cá Cái được người dân thay đổi thành Đầm Thuận Phước. Tên gọi Bàu Cá Cái được khôi phục từ khi hình thành và phát triển Khu kinh tế Dung Quất.
Bàu Cá Cái, một đầm nước ngập mặn tự nhiên, là đầu nguồn của con sông Suốt với chiều dài chưa đầy 5 km (uốn quanh theo các động cát, núi đồi giáp biển đổ ra cửa biển Sông Đầm). Tên gọi Bàu Cá Cái: Vừa là hình dáng của tình mẫu tử thiêng liêng, che chở ắp ôm đàn con trong bụng vừa là nơi sinh sản, trú ngụ cho các loài thủy sản ven biển. Qua thời gian, dưới tác động của biến đổi khí hậu, loài cây bản địa ở đây như: Cây Cóc trắng bị suy giảm nghiêm trọng.
Nhờ sự hỗ trợ của Quỹ khí hậu xanh (GCF) phối hợp với Chính phủ và UBND tỉnh Quàng Ngãi, dự án phục hồi rừng ngập mặn Bàu Cá Cái đã được triển khai từ năm 2014. Hiện nay, đã hồi sinh trở lại và phát huy tác dụng cả về hệ sinh thái – môi trường và sinh kế cho bà con ở xung quanh.
Phía Nam Bàu Cá Cái là vùng đất Nà Đồng Bể, đây là vùng đất canh tác nông nghiệp lâu đời với diện tích sản xuất hơn 15 ha, là vùng đất bằng phẳng thuận lợi trồng các loại cây nông sản bản địa như: Bầu, bí, đậu mè, mùn hòe…., tạo nên đa dạng sản phẩm nông nghiệp.
Bên kia động cát, cách Bàu Cá Cái khoảng 500 m về phía Đông là bãi tắm (Bãi Nhứt) với bờ cát trãi dài hàng chục km, phía Bắc là vịnh Dung Quất với cảnh đẹp thơ mộng cùa ngọn Hái Đăng, mũi Co Co, Hòn Cóc, bên cạnh là hệ thống cảng biền Dung Quât tàu thuỵen tấp nập ngày đêm.
Nói đến Khu du lịch cộng đồng Bàu Cá cái không chỉ đơn thuần là khu rừng ngập mặn Bàu cá cái mà là nói đến một vùng đất rộng lớn từ: Công ty Cổ phần lọc hóa dầu Bình sơn đến Cảng Dung Quất, một thung lũng lòng chảo nằm ở phía Đông Nam của xã Bình Thuận, được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát với diện tích gần 400ha. Đây là vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời cách đây hơn 200 năm, mang trong mình dấu tích xưa – cũ; từ thuở các bậc Tiền Hiền nước Việt nam tiến, cùng những người Minh Hương cập vào khai hoang và hình thành nên một ngôi làng mang tên Thuận Phước với những yếu tố tự nhiên trù phú, đủ đầy.
Với đặc thù nằm trong Khu kinh tế Dung Quất với các hoạt động sản xuất công nghiệp náo nhiệt nhưng khu vực Bàu Cá Cái, nói rộng hơn là thôn Thuận Phước, vẫn giữ được sự “yên bình, mang vẽ đẹp hoang sơ tự nhiên hiếm có ” được người dân bảo vệ chăm sóc. Có cảnh quang thiên nhiên tuyệt đẹp bãi biền, đồi núi nhấp nhô, gành dá, thung lủng… gắn liền với các địa danh như: Mũi co co, núi u bò, núi nam châm, biển suối khoai, vũng buồm; bãi Nhứt…
Đặc biệt là rừng ngập mặn Bàu Cá Cái với rừng cây cóc trắng xanh bạc ngàn, “vào mùa thay lá đơm hoa, cá khu rừng được phủ lên màu trắng xóa; ẩn mình trong cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp là một “kho tàn văn hóa truyền thống” được người dân lưu giữ. Đặc biệt là hát dân ca Bài chòi – loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của miền Trung được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2017. Câu lạc bộ Dân ca bài chòi xã Bình Thuận đã được thành lập, hiện nay có 4 nghệ nhân, với 21 thành viên, là nơi lưu giữ và nhân rộng loại hình nghệ thuật đặc sắc này .
Tạo sinh kế bền vững cho người dân
Trước đây, sinh kế người dân xã Bình Thuận tập trung chủ yếu vào khai thác hải sản và sản xuất nông nghiệp trên một diện tích nhỏ hẹp. Từ năm 1996, Khu Kinh tế Dung Quất được hình thành và đi vào hoạt động, lực lượng lao động ờ địa phương chuyển dần sang công nghiệp. Công nghiệp phát triển, đă tạo điều kiện giải quyết phần lớn lao động trên địa bàn xã có việc làm, nâng cao thu nhập.
Phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực Bàu Cá Cải góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân
Đối với lao động lớn tuổi, lao động không có trình độ chuyên môn tay nghề thì gặp khó khăn. Bởi diện tích mặt biển bị thu hẹp, đất đai cho sản xuât nông nghiệp cũng dần nhường lại cho các sản xuất công nghiệp. Vì vậy việc giải quyêt việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là vấn đề đặt ra cho Đảng bộ và chính quyền địa phương.
Thực hiện chủ trương phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới, Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 – 2025, đã xác định: Phát triển thương mại du lịch trên địa bàn xã là nhiệm vụ đột phả trong phát triển kinh tế, mà trọng tâm là phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực Bàu Cá Cải. Bởi nhận thấy rằng: Du lịch cộng đồng, đây là một loại hình du lịch được tổ chức khu vực nông thôn với quy mô hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ, hài hòa giữa con người và thiên nhiên gắn với đặc điểm nôi bật, văn hóa vùng miền và địa phương, vừa bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường hệ sinh thái, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương.
Đến Bàu Cá Cái như lạc vào chốn thần tiên
Được hội tụ cảnh đẹp của thiên nhiên đất trời, hòa quyện với con người nơi đây “chất phát hiền hòa”, có đời sống văn hóa phong phú đa dạng, nhiều năm qua, Bàu Cá Cái đã dần trở thành điểm đến của nhiều du khách trong tỉnh, trong nước. Một số dịch vụ cũng đă dần hình thành như: Dịch vụ chèo thuyền, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ẩm thực… đã được bà con nhân dân mở ra đề phục vụ nhu cầu của du khách.
Tuy nhiên, do diều kiện hạ tầng nơi đây chưa đảm bảo, lượng du khách còn ít và không thường xuyên, người dân chưa quen với việc làm du lịch, chưa mạnh dạng đầu tư nên chất lượng dịch vụ còn hạn chế; tổ chức hoạt dộng còn mang tính tự phát chưa thu hút được du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Để phát huy lợi thế, thúc đấy phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã, quan tâm tạo điều điều kiện cho người dân làm du lịch, tạo sinh kế bền vững, UBND xã chọn năm 2024 làm “Năm du lịch cộng đồng Bàu Cá Cái ”.
Trong thời gian qua, dưới sự chi đạo cùa Đảng ủy xã, UBND xã đã phối hợp với mặt trận và các đoàn thể của xã quan tâm, hướng dẫn hỗ trợ cùng bà con nhân dân đầu tư du lịch, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch; đẩy mạnh các hoạt động quảng bá. Thành lập Tổ du lịch cộng đồng Bàu Cá Cái, thành lập Ban đại diện để tổ chức hoạt động và hướng đến sẽ thành lập Hợp tác xã dịch vụ du lịch cộng đồng Bàu Cá Cái.
Khu du lịch cộng đồng Bàu Cá Cái do cộng đồng nhân dân thôn Thuận Phước tổ chức vận hành khai thác và hưởng lợi với phương châm: “Lấy con người và cảnh quang thiên nhiên nơi đây làm trung tâm; lấy văn hóa truyền thống vùng miền, nghệ thuật dân ca bài chòi làm hồn cốt”, đề tạo dựng nên một khu du lịch cộng đồng Bàu Cá Cái thịnh vượng và phát triển. nhiều khách để tạo việc làm nâng cao thu nhập.
Đến với Khu du lịch cộng đồng Bàu Cá Cái, du khách sẽ tiếp xúc với những người nông dân chân chất hiền hòa thân thiện; thưởng ngoạn với cảnh quan thiên nhiên đât trời trong lành và yên ả; sẽ được thưởng thức những món ăn dân dã miên quê, và sẽ được hòa mình trong những trò chơi dân gian truyên truyền thống; được nghe những làn điệu dân ca, tất cả sẽ hòa quyện tạo nên sự gần gụi thân quen.
Ông Nguyễn Hải ở xã Bình Thuận chia sẻ: Rừng ngập mặn Bàu Cá Cái có tác dụng che chắn gió bão, cải thiện hệ sinh thái ven biển. Các loài chim cò về đây cư trú, sinh sản rất nhiều. Vào mùa thu, rừng ngập mặn Bàu Cá Cái mang vẻ đẹp khác lạ khi cây rũ hết lá, chỉ còn lại phần thân và cành màu trắng. Người dân ở đây bắt tay làm du lịch cộng đồng, thu hút du khách đến tham quan, mang lại sinh kế bền vững.
Hải Yến
Tạp chí điện tử Kinh tế nông thôn – kinhtenongthon.vn