Khu sinh thái Sông Hậu farm (Cần Thơ) – Hạt nhân chuỗi du lịch nông nghiệp sinh thái

Dịp lễ 02/9 này, Khu sinh thái Sông Hậu farm lần đầu tiên được đầu tư trên địa bàn huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ), mở cửa chào đón du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Thực hiện các Nghị quyết của Huyện ủy Cờ Đỏ, TP Cần Thơ về đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế tập thể và kinh tế vườn giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Chương trình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện; từ cuối năm 2019, Nông trường Sông Hậu triển khai Dự án vườn sinh thái Nông trường Sông Hậu (Khu sinh thái Sông Hậu farm) giai đoạn 2020 - 2025, quy mô trên 14ha, nằm trên địa bàn xã Thới Hưng. Đây là điểm du lịch sinh thái đầu tiên trên địa bàn huyện, thu hút khách du lịch đến với địa phương.

Thực hiện các Nghị quyết của Huyện ủy Cờ Đỏ, TP Cần Thơ về đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế tập thể và kinh tế vườn giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030 và Chương trình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện; từ cuối năm 2019, Nông trường Sông Hậu triển khai Dự án vườn sinh thái Nông trường Sông Hậu (Khu sinh thái Sông Hậu farm) giai đoạn 2020 – 2025, quy mô trên 14ha, nằm trên địa bàn xã Thới Hưng. Đây là điểm du lịch sinh thái đầu tiên trên địa bàn huyện, thu hút khách du lịch đến với địa phương.

Khu sinh thái Sông Hậu farm dành quỹ đất 7ha để trồng hơn 20 loại cây ăn trái khác nhau, khu nhà lưới vườn rau hữu cơ, đảm bảo cho sản phẩm quanh năm. Trong đó, nhóm cây ăn trái đã và đang cho trái như ổi Ruby, cà na Thái, thanh long, táo, mận hồng đào, lựu, na Đài Loan, vú sữa Hoàng kim, nhãn ido, bưởi, dâu, bơ, ca cao…

Khu sinh thái Sông Hậu farm dành quỹ đất 7ha để trồng hơn 20 loại cây ăn trái khác nhau, khu nhà lưới vườn rau hữu cơ, đảm bảo cho sản phẩm quanh năm. Trong đó, nhóm cây ăn trái đã và đang cho trái như ổi Ruby, cà na Thái, thanh long, táo, mận hồng đào, lựu, na Đài Loan, vú sữa Hoàng kim, nhãn ido, bưởi, dâu, bơ, ca cao…

Ngoài ra, 2ha được sử dụng để trồng rừng tràm, cây tầm vông, với hơn 500 nghìn lớn nhỏ, nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, thu hút các loại chim, cò về đây trú ngụ. Diện tích còn lại đã và đang được xây dựng các hạng mục vui chơi giải trí như khu vui chơi dưới nước, các trò chơi dân gian, xây dựng thêm các homestay để khách lưu trú lại, khu ẩm thực câu cá nội khu…

Ngoài ra, 2ha được sử dụng để trồng rừng tràm, cây tầm vông, với hơn 500 nghìn lớn nhỏ, nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, thu hút các loại chim, cò về đây trú ngụ. Diện tích còn lại đã và đang được xây dựng các hạng mục vui chơi giải trí như khu vui chơi dưới nước, các trò chơi dân gian, xây dựng thêm các homestay để khách lưu trú lại, khu ẩm thực câu cá nội khu…

Dự kiến cuối năm 2023, Dự án Khu sinh thái Sông Hậu farm sẽ hoàn thành và đưa vào phục vụ du khách. Đây sẽ là điểm hạt nhân, các nhà vườn xung quanh sẽ là vệ tinh, tạo thành chuỗi du lịch nông nghiệp sinh thái.

Dự kiến cuối năm 2023, Dự án Khu sinh thái Sông Hậu farm sẽ hoàn thành và đưa vào phục vụ du khách. Đây sẽ là điểm hạt nhân, các nhà vườn xung quanh sẽ là vệ tinh, tạo thành chuỗi du lịch nông nghiệp sinh thái.

Toàn Nông trường Sông Hậu hiện có trên 6.200ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, diện tích chuyên canh vườn cây ăn trái gần 3.000ha, hơn 1.400ha sản xuất lúa và trên 300ha nuôi trồng thủy sản. Đây là lợi thế tạo vùng nguyên liệu lớn, đa dạng sản phẩm về cây ăn trái, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Toàn Nông trường Sông Hậu hiện có trên 6.200ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, diện tích chuyên canh vườn cây ăn trái gần 3.000ha, hơn 1.400ha sản xuất lúa và trên 300ha nuôi trồng thủy sản. Đây là lợi thế tạo vùng nguyên liệu lớn, đa dạng sản phẩm về cây ăn trái, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hiện các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn TP Cần Thơ và các tỉnh lân cận vùng ĐBSCL có nhiều nét tương đồng. Ông Nguyễn Thanh Phú, Giám đốc Nông trường Sông Hậu vạch hướng đi mới tại Khu sinh thái Sông Hậu farm, đó là hạn chế tối đa việc xây dựng bằng bê tông cốt thép dù quy mô diện tích lớn. Chủ yếu sử dụng tre, lá, tạo hình từ cây ăn trái, gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt là xây dựng khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên.

Hiện các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn TP Cần Thơ và các tỉnh lân cận vùng ĐBSCL có nhiều nét tương đồng. Ông Nguyễn Thanh Phú, Giám đốc Nông trường Sông Hậu vạch hướng đi mới tại Khu sinh thái Sông Hậu farm, đó là hạn chế tối đa việc xây dựng bằng bê tông cốt thép dù quy mô diện tích lớn. Chủ yếu sử dụng tre, lá, tạo hình từ cây ăn trái, gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt là xây dựng khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên.

Ngoài ra, Khu sinh thái Sông Hậu farm đang tăng cường kết nối với một số đơn vị lữ hành trong và ngoài TP Cần Thơ để mở các tour, tuyến du lịch đưa du khách đến trải nghiệm tại đây. Vừa kết hợp du lịch nông nghiệp sinh thái gắn với các hoạt động về nguồn, thăm khu di tích lịch sử quốc gia An Nam Cộng sản Đảng cách đó khoảng 10km.

Ngoài ra, Khu sinh thái Sông Hậu farm đang tăng cường kết nối với một số đơn vị lữ hành trong và ngoài TP Cần Thơ để mở các tour, tuyến du lịch đưa du khách đến trải nghiệm tại đây. Vừa kết hợp du lịch nông nghiệp sinh thái gắn với các hoạt động về nguồn, thăm khu di tích lịch sử quốc gia An Nam Cộng sản Đảng cách đó khoảng 10km.

Khu sinh thái Sông Hậu farm có vị trí nằm cặp các trục lộ đường tỉnh thuận tiện về mặt giao thông đường bộ và đường thủy nội địa cho khách đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ở địa phương.

Khu sinh thái Sông Hậu farm có vị trí nằm cặp các trục lộ đường tỉnh thuận tiện về mặt giao thông đường bộ và đường thủy nội địa cho khách đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ở địa phương.

Khu sinh thái Sông Hậu farm được kỳ vọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cũng như doanh nghiệp. Tạo mối liên kết tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái cho các nông hộ thông qua các tour du lịch, giải quyết đáng kể việc làm ở địa phương.

Khu sinh thái Sông Hậu farm được kỳ vọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương cũng như doanh nghiệp. Tạo mối liên kết tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái cho các nông hộ thông qua các tour du lịch, giải quyết đáng kể việc làm ở địa phương.

Kim Anh

Báo Nông nghiệp Việt Nam – nongnghiep.vn