Trà Tâm Sen – Sản phẩm OCOP của HTX Sen quê Bác (Kim Liên, Nam Đàn). Ảnh: Lưu Khuyên
Trong giai đoạn 2019-2022, toàn tỉnh đã có 403 sản phẩm được xếp hạng đạt OCOP 3 sao trở lên, chiếm 4,6% số sản phẩm đạt hạng sao cả nước; trong đó: 43 sản phẩm đạt 4 sao; 359 sản phẩm đạt 3 sao và có 01 sản phẩm đạt 5 sao đã được Trung ương đánh giá công nhận, trong đó có 9 điểm du lịch nông thôn và Nghệ An.
Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.300 lao động thường xuyên và 1.800-2.000 lao động thời vụ, với thu nhập bình quân 3,5-4 triệu đồng/người/tháng.
Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn; đặc biệt là phát huy vai trò phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, cảnh quan môi trường của địa phương.
Nước mắm Hải Giang 1 (phường Nghi Hải, TX Cửa Lò) – một trong những sản phẩm OCOP được xếp hạng. Ảnh: Lưu Khuyên
Mục tiêu giai đoạn 2023 – 2025, toàn tỉnh có 650 sản phẩm OCOP. Trong đó có 4 sản phẩm đạt 5 sao, nâng cấp 134 sản phẩm OCOP và phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm. Phấn đấu 30% chủ thể OCOP là HTX; 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa
Và ưu tiên phát triển các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu có ít nhất 35% chủ thể OCOP là hợp tác xã; 30% chủ thể OCOP là doanh nghiệp nhỏ và vừa; 5% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP; 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại; Mỗi đơn vị cấp huyện có 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
Lưu Khuyên
Tạp chí điện tử Kinh tế nông thôn – kinhtenongthon.vn