
Tân Phú (Đồng Nai): Phát triển du lịch sinh thái vườn
Thời gian qua, huyện Tân Phú (Đồng Nai) phát triển mô hình du lịch vườn để đa dạng hóa các loại hình du lịch.
Thời gian qua, huyện Tân Phú (Đồng Nai) phát triển mô hình du lịch vườn để đa dạng hóa các loại hình du lịch.
Phòng Văn hóa, khoa học và thông tin huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) vừa tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn năm 2025 cho 50 học viên là Bí thư, trưởng thôn, các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn xã Trung Hà.
Là một trong những hộ dân đầu tiên đến vùng kinh tế mới La Vuông, xã Hoài Sơn (Hoài Nhơn – Bình Định) lập nghiệp, những ngày đầu, ông Nguyễn Thanh Ưng đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, không cam chịu nghèo khó, ông từng bước khai hoang, cải tạo, biến khu đất hoang hóa thành một trang trại xanh tốt.
Là 01 trong 06 xã của huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được công nhận xã An toàn khu vào năm 2023; đồng thời, xã An Phú Tân được công nhận xã NTM kiểu mẫu về môi trường… Trong phát triển kinh tế – xã đã tập trung xây dựng mô hình kinh tế vườn gắn với du lịch sinh thái, đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn cũng như đời sống kinh tế – văn hóa xã hội của người dân xã vùng ven Sông Hậu của huyện Cầu Kè.
Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch (DL) đang là hướng đi mới được tỉnh Ninh Thuận tập trung nguồn lực thực hiện, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của tỉnh. Cách làm này sẽ góp phần nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân, doanh nghiệp.
Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm đang là hướng đi được ngành nông nghiệp và các địa phương triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Với những giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử, ngành Bắc Ninh đang khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại phát triển các mô hình nông nghiệp trải nghiệm gắn với việc xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch tâm linh, du lịch sinh thái.
Phát triển “du lịch xanh” được xem là hướng đi phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Là vùng chuyên canh dâu tằm, xã Thành Thịnh, huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) đang hướng đến phát triển cây dâu tằm gắn với xây dựng cảnh quan khu vực trồng dâu, nuôi tằm và tạo ra các sản phẩm từ cây dâu để phát triển mô hình du lịch sinh thái, trải nghiệm. Mô hình du lịch trải nghiệm này hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường, phát huy các di sản, văn hóa, tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường để tăng thu nhập cho người nông dân, người sản xuất, góp phần phát triển bền vững ngành dâu tằm tơ.
Mỗi điểm đến, ngoài tài nguyên du lịch, sản phẩm đặc trưng, dịch vụ chuyên nghiệp, thì sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm cũng là một yếu tố quan trọng hấp dẫn du khách. Các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh làm dịch vụ du lịch trên địa bàn thị xã Mộc Châu (Sơn La) đã chú trọng xây dựng các sản phẩm quà tặng du lịch mang đậm bản sắc địa phương, góp phần nâng tầm giá trị du lịch Mộc Châu.
Nghệ thuật thêu thổ cẩm của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh không chỉ là nghề thủ công truyền thống mà còn thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa và tư duy thẩm mỹ dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ, nghề thêu đang được khôi phục, mở ra tiềm năng phát triển du lịch văn hóa – cộng đồng.
Ngày 11/4, Đại học Thái Nguyên phối hợp với UBND huyện Bắc Hà (Lào Cai) tổ chức Hội thảo “Tiềm năng du lịch nông nghiệp và kinh nghiệm phát triển du lịch nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam”; tập huấn nghiệp vụ quản lý, vận hành mô hình du lịch nông nghiệp sinh thái cho cán bộ, doanh nghiệp và người dân địa phương.
Chuyên trang quảng bá du lịch nông thôn trên website
du lịch quốc gia của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam
Địa chỉ:
80 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Email:contact@vietnamtourism.gov.vn