Nghề gác kèo ong mật ở xứ rừng U Minh Hạ (Cà Mau) có từ lâu đời, đến nay vẫn tồn tại và phát triển. Với giá trị tiêu biểu, nghề gác kèo ong được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia (theo Quyết định số 4613/QÐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019), tạo thêm động lực cho người dân gắn bó với nghề, phát triển nghề bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế rừng U Minh Hạ.
Hiện nay, nghề gác kèo ong trở thành sản phẩm du lịch được các khu du lịch sinh thái ở Cà Mau tổ chức thực hành để phục vụ du khách trải nghiệm các công đoạn như: làm kèo, gác kèo, lấy tổ ong, vắt mật và thưởng thức các sản phẩm từ ong…
Bảo tồn, phát triển nghề di sản gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ không chỉ là bảo vệ không gian văn hoá truyền thống, mà còn là sự kết hợp linh hoạt với chính sách phát triển nông thôn mới.
Nghệ nhân Phạm Duy Khanh (giữa) gác kèo dẫn dụ ong mật về làm tổ, đồng thời hướng dẫn truyền nghề cho con và người thân để bảo tồn, phát huy nghề di sản
Công đoạn phơi kèo ong. (Trong ảnh: Nghệ nhân Trịnh Trọng Đức, Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm kèo ong bằng cây gỗ địa phương, chuẩn bị gác ong mật)
Nghệ nhân Phạm Duy Khanh (Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) sau khi gác kèo dẫn dụ đàn ong về làm tổ, thì sau 30 ngày, tổ ong cho gần chục lít mật vàng ánh
Công đoạn vắt mật ong. (Trong ảnh: Chị Lê Kiều Phiên trình diễn vắt mật ong rừng tại Khu Du lịch Mười Ngọt, Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời)
Sản phẩm mật ong rừng U Minh – thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước
Huỳnh Lâm
Báo Cà Mau Online – baocamau.vn