Gia tăng giá trị cho sản phẩm OCOP tại Đắk Lắk

Đắk Lắk nằm ở Trung tâm vùng Tây Nguyên, là tỉnh có tiềm năng, lợi thế lớn về phát triển nông nghiệp với nhiều sản phẩm nông sản chủ lực của quốc gia như cà phê, cao su, tiêu, ca cao. Đắk Lắk thuận lợi trong việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với du lịch nông thôn.


Đắk Lắk thuận lợi trong việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với du lịch nông thôn

Đắk Lắk nổi tiếng là vùng đất có cảnh quan đẹp, bản sắc văn hóa, ẩm thực đa dạng của các dân tộc. Nơi đây không khó để tìm về những vùng thôn quê, buôn làng thanh bình. Dáng dấp riêng của từng buôn làng, địa phương, không chỉ làm đẹp thêm bức tranh tổng thể du lịch của tỉnh mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho OCOP du lịch trên cao nguyên Đắk Lắk.

Tăng cường quảng bá

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, hiện trên toàn tỉnh đã công nhận cho 148 sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 4 sao, gồm: 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 19 sản phẩm đạt 4 sao và 128 sản phẩm đạt 3 sao (trong 128 sản phẩm OCOP 3 sao có 12 sản phẩm do UBND cấp huyện đánh giá và công nhận).

Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk đã đáp ứng đủ các điều kiện tham gia vào các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại trong phạm vi toàn quốc. Sản phẩm OCOP Đắk Lắk cũng từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và thu nhập cho cộng đồng, tạo ra công ăn việc làm, phục hồi và phát triển sản phẩm truyền thống, tạo ra sự hấp dẫn cho khu vực nông thôn, giúp thu hút nguồn lao động, nguồn vốn cho khu vực này. Các đơn vị tham gia xác định, sản phẩm được công nhận OCOP sẽ góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu và thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Thực tế tại Đắk Lắk, nhiều chủ thể OCOP đã không ngừng chăm chút cho mẫu mã, chất lượng sản phẩm nhằm xây dựng, khẳng định tên tuổi trên thị trường. Sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk đã đáp ứng đủ các điều kiện tham gia vào các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại trong phạm vi toàn quốc.

Ông Võ Văn Sơn – Giám đốc HTX DVTH Nông nghiệp Thăng Bình cho biết: Từ mô hình cánh đồng mẫu lớn ban đầu quy mô 50 ha, đến nay cùng với sự đồng hành của HTX Thăng Bình, mô hình đã liên kết nông dân các xã Hòa Lễ, Hòa Tân, Yang Reh bắt tay cùng HTX sản xuất giống lúa ST24, ST25, Đài Thơm 8 trên 200 ha theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm gạo sạch Thăng Bình HTB đã được UBND tỉnh Đắk Lắk cấp Chứng nhận sản phẩm OCOP 4.

Để nâng cao giá trị sản phẩm, chúng tôi đã hình thành chuỗi giá trị sản xuất khép kín với sự liên kết của “4 nhà”, giúp nông dân ứng dụng tốt và đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, tạo được sản phẩm chất lượng và an toàn thực phẩm với chi phí sản xuất thấp”.

Đến thời điểm hiện nay, Gạo sạch Thăng Bình HTB đã tiếp cận thị trường của 12 tỉnh, thành trong nước, đã tiếp cận các sàn thương mại điện tử TIKI, FELIX, tổ chức kết nối kinh doanh BNI Việt Nam. HTX cũng đưa ra thị trường trên 500 tấn sản phẩm, với 3 loại ST24, ST25, ĐT8, tổng doanh thu trên 7 tỉ đồng.

Phát triển OCOP du lịch

Ngoài sản phẩm OCOP được công nhận như hiện nay (chủ yếu thuộc ngành thực phẩm), Đắk Lắk hướng đến phát triển ngành dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng, phát huy nền tảng văn hóa tinh thần, văn hóa truyền thống của các dân tộc, các lễ hội, các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá của tỉnh nhà đến du khách trong và ngoài nước.

Các sản phẩm đạt 4 sao đều có tiềm năng để hoàn thiện, chuẩn hóa các tiêu chí để nâng cấp chất lượng đạt chuẩn 5 sao (cấp quốc gia) để tham gia vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tỉnh vẫn chưa có sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm “Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng”.

Đến buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, huyện Lắk) được xem là nơi duy nhất trên Tây Nguyên còn nghề làm gốm cổ của người M’nông Rlâm. Với cách làm gốm “nguyên thủy” lưu truyền hàng nghìn năm từ quy trình sản xuất thủ công đến cách nung gốm lộ thiên nhưng rất bền và tinh xảo. Hay Buôn Kuốp nơi có 302 ngôi nhà, trong đó có 243 ngôi nhà của đồng bào Êđê và M’nông, hiện còn lưu giữ 50 nhà sàn truyền thống. Ở buôn, nhiều truyền thống văn hóa lâu đời như văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, hát ayray, múa xoang; một số lễ hội như cúng bến nước, cúng mừng lúa mới, cúng Yàng, cúng mừng thọ… vẫn được thực hiện thường xuyên. Buôn có một số nghệ nhân biết chế tác nhạc cụ dân tộc, biết làm rượu cần, dệt thổ cẩm. Đặc biệt, buôn có hai danh thắng quốc gia là thác Dray Sáp Thượng (thác Gia Long) và thác Dray Nur, thu hút trên 100 nghìn lượt du khách đến với cụm thác trong mỗi năm.

Theo đề xuất đăng ký của UBND tỉnh Đắk Lắk, địa phương này đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt mô hình thí điểm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 với môhình “Phát triển sản phẩm OCOP vềdu lịch cộng đồng gắn với phát huy giátrịvăn hóa vànghềtruyền thống tại buôn Kuốp, xãDray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk”, thời gian thực hiện từ 2023 đến 2025. Hiện UBND tỉnh đã giao UBND huyện Krông Ana lập dự án/kế hoạch triển khai mô hình.

Bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở VHTTDL cho biết: Toàn tỉnh có 17 buôn làng có thể khai thác các yếu tố đặc trưng gắn với phát triển du lịch OCOP. Mang những sức hút khác nhau, các buôn làng sẽ tạo nên sự đa dạng, phong phú; nếu có những “cú hích” đủ mạnh, các buôn làng sẽ có thêm điều kiện để tạo ra những “câu chuyện” riêng cho sản phẩm du lịch OCOP của địa phương mình.

Theo ông Dương Tín Đức, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, việc gắn kết sản phẩm OCOP với du lịch là hướng đi cần thiết và quan trọng, ngày càng được khuyến khích nhằm tạo ra không gian phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn. Đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững ở các địa phương. Để gắn kết phát triển du lịch với các sản phẩm OCOP, góp phần định vịđiểm đến, tạo nét khác biệt, thu hút du khách, đòi hỏi các cấp, các ngành cósựphối hợp đồng bộ. Mỗi chủthểcủa điểm đến hay sản phẩm OCOP đều cần chúýgìn giữphát huy vàchuyển tải các giátrịvăn hóa đặc trưng trong phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, trong từng sản phẩm OCOP.

“Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng” là một trong những nhóm sản phẩm OCOP rất khó thực hiện, đòi hỏi một lộ trình dài với nhiều nguồn lực. Nếu được quan tâm kịp thời, Đắk Lắk sẽ dễ dàng hơn trong thực hiện các bước hình thành sản phẩm du lịch OCOP. 

 Minh Ngọc
Báo Văn hóa – baovanhoa.vn