Sản phẩm giảo cổ lam Nam Trà My
Trong số các địa phương miền núi được hỗ trợ, thì Tây Giang, Nam Trà My và Tiên Phước triển khai chính sách này rất hiệu quả. Từ nguồn trợ giúp ban đầu, nhiều chủ thể đã đầu tư mua sắm máy móc, kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, nâng cấp, cải tiến bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã nhạy bén, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường ổn định trong nước và ngoài nước.
Được biết, trong số 407 sản phẩm OCOP toàn tỉnh, thì các địa phương miền núi có 169 sản phẩm OCOP được công nhận 3-4 sao. Nhiều sản phẩm tìm được chỗ đứng trên thị trường như Tiên Phước có tiêu, tinh dầu quế, tinh dầu xả, rượu lòn bon…; Tây Giang có cao đảng sâm, cao ba kích, trà đảng sâm, rượu đảng sâm, rượu ba kích; Đông Giang với chè Quyết Thắng, chè dây Razéh, ớt Ariêu muối, rượu Kakun; Bắc Trà My là tinh dầu quế Trà My, rượu lúa rẫy; Nam Trà My là giảo cổ lam, trà khổ qua rừng, trà rau má rừng…
Hương Giang
Báo Quảng Nam – baoquangnam.vn