Các sản phẩm được công nhận gồm: Vải thiều hữu cơ của hộ sản xuất Vũ Văn Mến thôn Bằng Công, xã Kiên Thành; vải u hồng Tân Mộc của HTX Dịch vụ tiêu thụ nông sản Tân Mộc; ổi Đồng Nga của hộ sản xuất, kinh doanh Lê Thành Đồng, thôn Thượng Vũ, Xã Quý Sơn; ổi sạch Thu Quế của hộ sản xuất, kinh doanh Nguyễn Đức Thức, thôn Trại Ba, xã Quý Sơn; mận cơm Hoàng Thi Tân Sơn của hộ sản xuất, kinh doanh Hoàng Văn Thi, thôn Khuôn Kén, xã Tân Sơn; mật ong hoa vải Hằng Hiếu của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hằng Hiếu; cao ngựa bạch Phong Vân của HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp xã Phong Vân; trà hoa cúc chi của HTX Lục Ngạn xanh.
Sản phẩm được công nhận được UBND huyện cấp giấy chứng nhận; sử dụng biểu trưng của chương trình OCOP và thứ hạng sao in trên bao bì sản phẩm, được khen thưởng theo quy định và có giá trị trong thời hạn 36 tháng.
UBND huyện giao Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tham mưu tổ chức công bố, trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP. Đồng thời phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng hướng dẫn UBND các xã, thị trấn và các chủ thể thực hiện việc sử dụng, in biểu trưng của chương trình, thứ hạng sao lên sản phẩm được công nhận theo quy định; đề xuất các giải pháp hỗ trợ các sản phẩm OCOP để tiếp tục hoàn thiện, giới thiệu, xúc tiến thương mại.
Các chủ thể có trách nhiệm duy trì chất lượng sản phẩm theo quy định, tiếp tục chuẩn hóa các sản phẩm đã được công nhận để nâng cấp đạt thứ hạng sao cao hơn.
Ngoài ra, UBND huyện cũng quyết định chứng nhận 2 sản phẩm có tiềm năng đạt 4 sao, đủ điều kiện gửi tỉnh đánh giá phân hạng gồm: Mỳ gạo ngũ sắc Hằng Hiếu và mỳ gạo Lục Ngạn của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hằng Hiếu.
Như vậy đến nay, huyện Lục Ngạn tiếp tục là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng sản phẩm OCOP với tổng số 52 sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên. Đây cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh hoàn thành việc đánh giá công nhậnsản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Tin, ảnh: Nguyễn Hưởng
Báo Bắc Giang – baobacgiang.vn